--- Bài mới hơn ---
Bộ Tài Liệu Toeic Ybm 2
Đại Học Đà Nẵng Hướng Dẫn Thi Môn Năng Khiếu 2022
Hướng Dẫn Luyện Thi Năng Khiếu Diễn Xuất Tại Tp.hcm
Thi Năng Khiếu Cao Đẳng Sư Phạm Mầm Non Cần Gì?
Bộ Dụng Cụ Thí Nghiệm Bentonite
Thi TOEIC, cho dù mục tiêu là 450-650+ hay ngay cả khi bạn cần tìm cách làm bài thi TOEIC đạt điểm cao, bạn đều cần phải biết đến các Mẹo thi TOEIC này để tối ưu thời gian làm bài, không phải đánh lụi quá nhiều câu vì không kịp giờ. Thầy Kiệt, TOEIC 990/990 với kinh nghiệm hơn 6 năm nghiên cứu đề thi TOEIC và giảng dạy TOEIC đã đúc kết nên ” Vũ Trụ Mẹo” giúp tối ưu điểm số TOEIC bằng các Video bài giảng , nhằm giúp học viên hoàn thành bài thi TOEIC ít áp lực nhất và dễ dàng đạt được điểm số mong đợi, theo đề thi TOEIC format mới của IIG Việt Nam
Mẹo đánh trắc nghiệm TOEIC không bao giờ sai
Phần lớn các câu trắc nghiệm trong bài thi TOEIC mỗi câu đều có 4 đáp án A,B,C hoặc D. Việc chọn ra một đáp án chính xác trong 4 đáp án sẽ khó khăn và ít chính xác hơn là việc loại những đáp án sai, để cuối cùng còn lại đáp án đúng.
Hệ thống bí kíp luyện thi TOEIC trong bài học này có mục đích là làm sao giúp học viên LOẠI BỎ NHỮNG ĐÁP ÁN SAI, ĐỂ CHỌN ĐÁP ÁN ĐÚNG.
Ví dụ: Trong các câu hỏi ở Part 2 TOEIC, câu Statement là khó nhất, vậy làm sao để chọn đúng đáp án cho những câu này.
I can give you a hand, if you have more data to analyze
A. I will meet you next week B. To secure your email. C. Thanks. That would be big help.
Ở đây viết ra thấy đơn giản, nhưng để nghe và chọn ra đáp án đúng thì không dễ đối với nhiều bạn khả năng nghe kém. Vì vậy thầy có MẸO sau.
Câu a là câu trả lời cho câu hỏi When ( có từ next week, bạn chỉ cần nghe được next week) à Loại đáp án A
Câu b là câu trả lời cho câu hỏi Why ( to V – to secure, bạn chỉ cần nghe được to – V là biết đáp án này dành cho câu hỏi WHY) à Loại đáp án B
Vậy đáp án c là đúng. Dù bạn có hiểu câu này, hoặc là không nghe được, bạn vẫn chọn C vì đã loại hết A, B
Thời gian làm bài thi TOEIC là 120 phút, trong đó thời gian làm bài thi nghe khoảng 45 phút, và khi đi thi thật chỉ được nghe 1 lần duy nhất, vì vậy nếu bỏ lỡ một câu học viên sẽ không có cơ hội nghe lại. Vì vậy, để làm tốt phần Nghe, học viên nên sử dụng một số mẹo làm bài nghe TOEIC, cách tránh bẫy mà mình đã đúc kết được trong hơn 6 năm giảng dạy TOEIC và giúp hàng ngàn học viên đạt mục tiêu TOEIC với thời gian ôn luyện ngắn. Nhưng song song với sử dụng được những mẹo nghe TOEIC này, bạn cũng cần phải không ngừng cải thiện kỹ năng nghe Tiếng Anh của mình.
Học Tiếng Anh cũng giống việc tập chơi 1 nhạc cụ. Bạn phải luyện tập thường xuyên, liên tục mới có thể thành thạo. Không có 1 phép màu nào giúp bạn tăng level vùn vụt trong 1 sớm 1 chiều. Vì vậy dù không cần nỗ lực nhiều, bạn vẫn phải cần tiếp xúc với Tiếng Anh mỗi ngày, mưa dầm thấm lâu. Bằng việc luyện tập thường xuyên với những nguồn Tiếng Anh bạn cảm thấy hứng thú, bạn sẽ duy trì được thói quen luyện nghe hàng ngày để lên Level nhanh. Chi tiết về các nguồn Tiếng Anh giúp hứng thú, mời bạn xem ở phần Phụ Lục cuối bài học này.
Còn với TOEIC thì sao? Có thể bạn đã nghe tốt hay còn “bập bõm”, nhưng với hệ thống bẫy mẹo và chiến lược mà mình trình bày qua các Video sau đây, mình hy vọng bạn sẽ hoàn thành chính xác 70% số câu hỏi phần Nghe để đạt được mục tiêu 450-650+ TOEIC.
Trong Part 1, các đáp án đa phần sẽ xoay quanh cấu trúc S V O, với V là thành phần quan trọng nhất, bắt buộc thí sinh phải nghe ra.
Tuy nhiên, vẫn có 1 số trường hợp ĐA có cấu trúc là S V O + Cụm Prep (giới từ). Thêm cụm Prep ĐA sẽ dài ra, rất khó khăn cho thí sinh để có thể nghe trọn vẹn.
Vậy khi gặp cụm Prep, làm sao để chọn được ĐA đúng mà không cần nghe hết?
Cách nâng điểm Part 1
Hàng năm, có hàng ngàn học viên tại Kim Nhung TOEIC đạt chứng chỉ TOEIC, đạt mục tiêu TOEIC nhờ sử dụng thuần thục các mẹo làm bài thi kết hợp với luyện tập cải thiện kỹ năng Tiếng Anh
Trong Part 2 có rất nhiều dạng câu hỏi. Với mỗi dạng lại có từng cách trả lời cũng như bẫy, mẹo khác nhau.
Kỹ năng nghe của bạn rất yếu? Bạn chọn ĐA có từ khóa được nhắc đến trong đoạn băng, nhưng không hiểu vì sao lại sai?
Lâu nay trong Part 3,4, thí sinh thường có xu hướng chọn ĐA bằng cách “bắt chữ” (nghe keyword) mà không để ý đến ngữ cảnh. Bắt chữ không xấu, tuy nhiên thường sẽ cho ra kết quả sai, vì đa phần các ĐA trong đề thi đều được biến đổi, dùng từ đồng nghĩa một phần hoặc toàn bộ (paraphrase).
Vậy với những thí sinh có kỹ năng nghe yếu, vốn từ hạn chế, chỉ nghe được những từ, cụm từ ngắn; có cách nào để không cần hiểu hết mà vẫn chọn được ĐA đúng?
Bí quyết để tập trung khi làm bài thi phần nghe
Vì chỉ được nghe 1 lần duy nhất trong bài thi nghe, vậy nên vấn đề quan trọng là cần phải tăng khả năng tập trung trong quá trình nghe.
Có nhiều học viên có thói quen nhớ đáp án trong đầu, đến khi nghe xong bỗng dưng quên không biết đáp án là A,B,C, hay D. Lúc đó cuống lên cứ ngồi suy nghĩ miên man, thắc mắc, cố nhớ rồi bực dọc vì sao lại quên mất, … Trong khi băng thì đã đọc qua câu tiếp theo, rồi câu sau đó nữa. Kết quả là vừa không làm được câu hiện tại, mà mất cả 1 đến 2 câu sau đó.
Để tăng khả năng tập trung trong lúc làm bài, học viên cần kết hợp phương pháp loại trừ được trình bày ở phần trên với kỹ năng đặt bút chì, như sau:
Để bút chì vào Answer sheet, ở đáp án A
Nếu không chắc A sai, để nguyên chì ở A
Nếu chắc chắn A sai, di chuyển qua B
Khi nghe được đáp án chắc chắn đúng, di chuyển chì tới đáp án đó. Di chuyển chì nếu gặp đáp án đúng hơn, nhằm tránh việc quên đáp án cần chọn.
Tô ngay đáp án vừa chọn, không dừng lại quá lâu, không chần chừ rồi chuyển qua câu hỏi khác để quan sát tiếp hình tiếp theo.
Tránh để “đầu óc” vướng vào câu hỏi vừa xong quá lâu, không suy nghĩ về câu hỏi đã qua vì đề thi chỉ đọc 1 lần duy nhất – Làm như vậy sẽ tránh bị nhỡ những câu sau, tăng sự tập trung khi làm bài. Nếu không nghe được thì phải đánh 1 đáp án bất kỳ sau khi đã loại được những đáp án sai.
Những mẹo thi TOEIC phần đọc – Part 5,6,7
Phần đọc muốn làm tốt bạn phải vững ngữ pháp và từ vựng. Thời gian làm bài của phần Reading là 75 phút với 100 câu hỏi, trong đề thi TOEIC cấu trúc mới, số câu phần 5,6 giảm xuống, tăng số lượng câu Part 7 lên 54 câu, với những bài đọc dài, nên việc hoàn thành 100 câu trong thời gian 75 phút là hết sức khó khăn nếu không áp dụng Mẹo để chọn nhanh và chính xác các đáp án.
Để áp dụng được những mẹo này, bạn cần phải nắm vững các cấu trúc ngữ pháp xuất hiện trong bài thi TOEIC.
Tổng hợp các dạng ngữ pháp trong bài thi TOEIC
Bài thi TOEIC sẽ kiểm tra những điểm ngữ pháp gì?
Câu là phương tiện giúp diễn đạt ý trong tiếng Anh hay bất kỳ ngôn ngữ nào khác. Một câu do nhiều mệnh đề cấu thành, một mệnh đề lại do nhiều cụm từ cấu thành, còn một cụm từ thì do nhiều từ loại cấu thành.
Để sử dụng câu đúng, người dùng phải sử dụng đúng từ đơn vị nhỏ nhất là từ loại, rồi đến cụm từ, rồi đến mệnh đề, rồi đến câu.
Bài thi TOEIC cũng kiểm tra kiến thức ngữ pháp dựa trên tinh thần đó.
1. Kiểm tra từ loại: Danh từ, tính từ, trạng từ là những đơn vị hình thành nên một cụm danh từ
2. Kiểm tra từ loại: Động từ và những yếu tố tác động lên hình thái động từ: thì, chủ động/bị động, sự hòa hợp chủ ngữ với động từ để hình thành nên một cụm động từ đúng bao gồm các trợ động từ và động từ chính.
3. Kiểm tra từ loại: giới từ, xem thí sinh có dùng đúng giới từ để kết nối các cụm từ lại với nhau không.
4. Kiểm tra từ loại: liên từ, xem thí sinh có sử dụng đúng liên từ để kết nối các mệnh đề lại với nhau không.
5. Kiểm tra những từ loại khác như: đại từ, mạo từ, tính từ sở hữu, từ chỉ định, từ chỉ số lượng, từ quan hệ, …
6. Kiểm tra xem thí sinh có biết sử dụng phân từ ( hiện tại phân từ V-ing/quá khứ phân từ V-ed) để bắt đầu một mệnh đề tính ngữ bổ nghĩa cho một danh từ trong câu hay không.
7. Kiểm tra những kiến thức ngữ pháp khác: so sánh, câu điều kiện, cấu trúc giả định, …
Để học lại có hệ thống các bài học ngữ pháp, mời bạn xem ở đây – Ngữ pháp TOEIC.
Trong khuôn khổ bài học này, Kim Nhung TOEIC ghi chú lại một số điểm ngữ pháp cần nhớ để có thể theo dõi tiếp các Video bài giảng tiếp theo của thầy Kiệt
Ôn tập lại một số chủ điểm ngữ pháp thi TOEIC
Ôn lại về từ loại
Danh từ
Đứng sau một Tính từ
Đứng sau 5 loại từ này
1. Mạo từ: a/an/the
2. Từ chỉ định: this/that/those/these
3. Tính từ sở hữu: my, his, her, your, our, their, its
4. Số đếm: one, two, three, …
5. Từ chỉ số lượng: many, all, little/a little, few/a few, … Đứng sau 1 động từ làm tân ngữ.
Tính từ
Đứng trước danh từ hoặc Đứng sau Linking Verb Linking Verb thường gặp là: to be ( is/are/am/was/were), feel, look, become, get, turn, seem, sound, hear, taste, smell, remain
-al: national, cultural, economical… -ful: beautiful, careful, useful, peaceful… -ive: active, attractive, impssive… -able: comfortable, miserable… -ous: dangerous, serious, humorous, continuous… -cult: difficult… -ish: selfish, childish… -ic: economic… -less: helpless, useless… -y: daily, monthly, friendly, healthy, timely, quarterly, yearly, likely… Một số hậu tố khác là: -ant, -ent, -ary
Trạng từ
Không bao giờ đứng trước Danh từ Đứng trước Tính từ/Trạng từ khác Đứng sau động từ chính Đứng giữa trợ đồng từ và động từ Đứng đầu câu, cuối câu Đứng sau tân ngữ
Trạng từ trong bài thi TOEIC hầu hết có đuôi “ly”.
Động từ chính
Đứng một mình sẽ là: Động từ ở hiện tại go/goes Động từ ở quá khứ: went/arrived Đứng sau các trợ động từ: be/have/do/will/can, could, may, might, would, …
-ate, -ain -flect, -flict -spect, -scribe, -ceive, -fy, -ise/-ize, -ude, -ide, -ade, -tend, v.v… Ex: Compensate, Attain, Reflect, Inflict, Respect, Describe, Deceive, Modify, Industrialize/ise, allude, Divide, Evade, Extend, v.v…
Hiện tại phân từ V-ing, Quá khứ phân từ V-ed
Đứng trước danh từ làm tính từ trong câu (Nếu trong 4 đáp án không có tính từ nguyên thủy thì mới xét đến trường hợp V-ing, V-ed làm tính từ) Đứng sau danh từ, bắt đầu 1 mệnh đề tính ngữ bổ nghĩa cho danh từ đứng trước. Nếu mệnh đề đó ở thể chủ động: V-ing Nếu mệnh đề đó ở thể bị động: V-ed
Một số cụm từ cần nhớ
Cụm danh từ
+ + + N2
- N2 là danh từ chính, bắt buộc phải có, đứng cuối cụm
- N1 là 1 danh từ khác bổ nghĩa cho danh từ chính Adj là tính từ bổ nghĩa cho N2
- Adv là trạng từ bổ nghĩa cho Adj
- Adv, Adj, N1 có thể có hoặc không nhưng một cụm danh từ bắt buộc phải có N2
Sau Giới từ là gì ? N/V-ing hay Adj? Lý thuyết cụm N đủ.
Đây là 1 mẹo nằm trong VŨ TRỤ MẸO dựa trên kiến thức [Noun đủ] mà mình đã nói ở phần Lý thuyết cụm danh từ.
Tính từ ed và ing
Khi gặp dạng bài tập điền Tính từ trước Danh từ, bạn luôn phân vân không biết phải điền Adj đuôi nào, Ving hay Ved?
Chắc hẳn bạn đã từng biết qua những mẹo cho Bài tập dạng này, kiểu như: Người thì điền Ved vật thì Ving…gì gì đó? Thực ra, cách làm tốt nhất khi phân vân Adj đuôi ing hay ed chính là dịch nguyên câu để xét tính bị động/chủ động của đối tượng được Adj bổ nghĩa.
Tuy nhiên, cách làm này sẽ không thể áp dụng cho những bạn có vốn từ không tốt. Vậy nếu bạn có vốn từ hạn chế, không thể dịch hết câu thì có cách làm nào không?
Video này sẽ có 1 mẹo hay, dễ nhớ dành cho các bạn!
Điền gì trước THAT?
Tưởng dễ mà không dễ, vì THAT có thể đóng nhiều vai trò khác nhau trong câu. Vậy nếu cho ô trống trước THAT thì điền gì bây giờ?
1. THAT có thể là từ chỉ định (this that these those), đứng đầu câu, theo sau là 1 Danh từ
2. THAT có thể là liên từ, nối giữa 2 mệnh đề, với nghĩa Tiếng Việt là RẰNG
3. THAT có thể là đại từ quan hệ, theo sau nó là cụm Verb
4. THAT có thể là đại từ quan hệ, theo sau nó là 1 mệnh đề
Danh từ đếm được – Thêm một phương án để loại ĐA sai.
Sau Danh từ ta có thể điền được gì?
Vậy làm cách nào để điền đúng nếu không có quá nhiều thông tin?
Bài tập Rút gọn mệnh đề quan hệ – Phân biệt dạng rút gọn với Quá khứ đơn?
Trong TOEIC, rút gọn mệnh đề quan hệ là dạng bài tập rất dễ sai, nhất là rút gọn bị động. Đa phần khi gặp dạng này, thí sinh thường bị nhầm là động từ thì quá khứ, từ đó chọn sai ĐA.
Mẹo làm part5 TOEIC – Ứng dụng V-ed để tìm đáp án đúng
Có khi nào trong câu hỏi về từ loại, bạn gặp 1 từ lạ hoắc, và đuôi của nó cũng không tuân theo quy luật thông thường?
Trạng từ chỉ mức độ – Sau Adv chỉ mức độ điền gì?
– Chắc hẳn bạn đã từng gặp trường hợp sau: Thấy ô trống sau VERY, SO, TOO, MUCH…, điền ngay Adj, nhưng cuối cùng ĐA đúng lại là Adv? – Vì sao có những động từ theo sau nó là Adv, nhưng cũng có trường hợp lại điền Adj? Có quy luật nào không hay bắt buộc phải học thuộc lòng? – Video này sẽ giới thiệu cho bạn 1 dạng động từ đặc biệt trong Tiếng Anh, cùng 1 mẹo nhỏ cho nó, xem liền bạn nhe!
Phương pháp học từ vựng TOEIC – Học ít, nhớ lâu, sử dụng hiệu quả
Học 320 từ vựng thường gặp trong bài thi TOEIC rút gọn từ 600 từ vựng thông dụng
Đây là những từ cần thiết nhất cho mọi mục tiêu mà mình đã lọc ra từ list 600 từ vựng thông dụng luyện thi TOEIC.
Nếu mục tiêu bạn không quá cao, và thời gian ôn luyện có hạn, thì 320 từ này sẽ giúp ích cho bạn khá nhiều khi làm bài thi thật.
Thi thử và Luyện giải 1 bộ đề ETS 2022 theo format mới
Tải về bộ đề thi để ôn luyện
-
File đề thi pdf : https://drive.google.com/file/d/1YF-aIYEeFFL-yfGcR5AuC3_IYlQeOO_d/view
-
File nghe mp3: https://drive.google.com/file/d/1Z1vxdbK7MP7fv4AwLP2WhEuuZmOcA2Nq/view
Phần Phụ Lục
Phụ Lục 1 – Một số Nguồn Tiếng Anh có thể giúp bạn hứng thú trong việc Luyện Nghe Tiếng Anh
Thử Google từ khóa ” Luyện nghe tiếng anh ” các bạn sẽ tìm được rất nhiều bài viết hướng dẫn luyện nghe. Dù rất hữu ích, nhưng những bài chia sẻ dạng này thường phức tạp, đòi hỏi bạn phải ép mình vào khuôn khổ; đối với những bạn bị căn bệnh “sợ Tiếng Anh kinh niên” sẽ không mấy hiệu quả, đôi khi là phản tác dụng. Bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn các luyện nghe “không cần nỗ lực”, và thực sự giúp bạn yêu Tiếng Anh hơn.
1. Nguồn Tiếng Anh:
- Phải là những nguồn bạn thích (film ảnh, game, bóng đá, thời trang, công nghệ…) hoặc những nguồn bạn cần cho công việc, học tập, hoàn thiện bản thân (Kinh tế, kiến trúc, lập trình, thể hình, kỹ năng mềm…).
- Những nguồn này giúp bạn hứng thú với việc luyện nghe tiếng Anh hơn, và không hề có tâm lý bị gò bó, học cho xong, chán nản…hơn nữa còn giúp bạn thư giãn, bổ sung nhiều thông tin bổ ích, học mà chơi, chơi mà học; khác với việc sử dụng các nguồn học thuật, thuần túy chỉ phục vụ cho mục đích học Tiếng Anh.
2. Nguồn có thể bạn sẽ THÍCH.
- TV Show: Rất nhiều, nhưng mình chỉ tâm đắc 2 bộ, các bạn nên xem bộ “Desperate Housewives” trước, sau đó đến “How I meet your mother” – Cách xem phim luyện nghe Tiếng Anh các bạn có thể google thêm.
- Vlog, hài hước (mục này hầu hết là khó, 600 trở lên nghe mới ổn) : Nigahiga, Anna Akana, Wong Fu Productions, RayWilliamJohnson, Leenda D
Mình giới thiệu nhiều để các bạn có nhiều lựa chọn. Nghe thử nếu thấy thích có thể lưu lại, không nhất thiết phải xem hết, chọn 1 kênh duy nhất để theo dõi cũng được. Quan trọng là chất lượng, không phải số lượng!
--- Bài cũ hơn ---
Hướng Dẫn Mẹo Làm Bài Thi Toeic Điểm Cao Các Phần Nghe, Đọc
6 Kinh Nghiệm Làm Bài Thi Toeic Bạn Nhất Định Phải Biết
Mẹo Thi Toeic Thực Sự Hiệu Quả Khi Nào? Cô Vân Anh Chia Sẻ
101 Các Ngành Khối C Dễ Xin Việc Ở Các Trường Đại Học Năm 2022
Danh Sách Các Ngành Nghề Đào Tạo Theo Khối